Điện thoại giật, lag, chậm! KHẮC PHỤC hay TỪ BỎ?
Sau thời gian hoạt động, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng Android giật, lag và càng về lâu thì vấn đề này càng trở nên trầm trọng. Điện thoại có biểu hiện chạy chậm lại khiến bạn trở nên khó khăn và khó chịu khi sử dụng.
>> Bạn cần tránh nguyên nhân khiến điện thoại bị hao pin, chai pin?
Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng giật, lag trên Android? Cách khắc phục cần làm lúc này là gì? Các bước nào giúp Android chạy mượt như mới?…Bạn có thể tham khảo ngay thông tin dưới đây
Nguyên nhân điện thoại bị giật, lag trong quá trình sử dụng mà bạn cần biết
+ Bộ nhớ đầy khiến điện thoại giật, lag
Mỗi một chiếc điện thoại đều có giới hạn lưu trữ nào đó và khi bạn sử dụng đến mức gần cực đại thì cũng là lúc chiếc Android chạy chậm lại. Thông thường, bạn sử dụng quá 80% dung lượng lưu trữ trên bộ nhớ SD thì điện thoại bị đơ, lag, chậm.
+ Ứng dụng chạy ngầm trong máy
Điện thoại chạy chậm lại, giảm hiệu suất khi có quá nhiều ứng dụng chạy ngầm, bởi trong quá trình sử dụng bạn không để ý và để ứng dụng chạy nhiều.
Hay bạn tải quá nhiều ứng dụng về máy và những ứng dụng này có thể chạy ngầm và phát sinh “rác” khiến tốc độ điện thoại bị ảnh hưởng
+ Có quá nhiều ứng dụng tiêu thụ tài nguyên
Điện thoại có nhiều ứng dụng tiêu thụ nhiều tài nguyên cũng là nguyên nhân làm thiết bị chạy chậm. Bạn có thể kiểm tra ngay trên điện thoại hoặc bằng cách sử dụng ứng dụng Wakelock Detector, bạn sẽ biết được thống kê ứng dụng đang chạy,…
+ Dữ liệu trong Cache đầy
Sau thời gian dài thì bộ nhớ Cache điện thoại đầy và đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng giật, lag điện thoại.
>> Cách khắc phục bộ nhớ đầy trên các dòng Android
Sau khi biết được lý do dẫn đến hiện tượng giật, lag trên Android chắc hẳn, bạn cũng có hướng khắc phục cho mình rồi đúng không. Vậy, đó là những cách nào? Bạn có thể dễ dàng thực hiện không? Bạn có thể theo dõi hướng xử lý dưới đây
Điện thoại Android bị giật, lag, bạn cần xử lý ra sao?
+ Bạn cần giải phóng bộ nhớ cho thiết bị và ứng dụng phổ biến đảm nhận công việc refresh điện thoại như SD Cleaner. Những tập tin không cần thiết ở bộ nhớ SD Card sẽ được dọn sạch, giúp điện thoại hoạt động nhanh hơn.
Bạn nên kích hoạt ứng dụng này bằng tay thay vì để chế độ tự động vì sẽ làm điện thoại bị hao pin nhanh hơn.
+ Tắt đi các ứng dụng đang chạy ngầm trong máy, bạn có thể thực hiện thủ công bằng tay bằng cách vào Cài đặt >> Ứng dụng >> Đang chạy >> Dừng lại.
Hay bạn có thể sử dụng ứng dụng Greenify (nếu như Android đã được Root) để tắt đi các ứng dụng ngầm đang chạy
+ Vô hiệu hóa đi những ứng dụng tiêu thụ nhiều tài nguyên, bạn có thể kiểm tra bằng việc sử dụng ứng dụng Wakelock Detector hoặc kiểm tra trực tiếp trên điện thoại bằng cái vào Cài đặt >> Dung lượng.
+ Xóa bộ nhớ cache điện thoại bằng cách vào phần Settings >> Apps và chọn ứng dụng >> Clear Cache
Sau khi bạn thực hiện hết tất cả cách trên nhưng xuất hiện tình trạng điện thoại bị đơ, giật màn hình. Thì lúc này, điện thoại không bị đầy bộ nhớ hay có nhiều ứng dụng đang chạy mà là đang gặp lỗi khác.
Lỗi nào khác khiến cho màn hình điện thoại bị đơ, giật, lag mà bạn cần quan tâm ngay
Nếu chiếc Android của bạn gặp nhiều tác động rơi, rớt trong quá trình sử dụng thì không tránh khỏi những hư hỏng bộ phận bên trong. Và bộ phận dễ chịu tác động nhất là màn hình cảm ứng điện thoại.
Và khi bạn bắt gặp điện thoại bị đơ, liệt, loạn cảm ứng hay màn hình xuất hiện các sọc, nhiễu, giật, nhấp nháy liên tục,…là dấu hiệu của màn hình cảm ứng điện thoại bị hư.
Giải pháp dành cho bạn lúc này chính là thay màn hình điện thoại hay thay cảm ứng điện thoại mới có thể thoát khỏi tình trạng giật, lag, liệt cảm ứng,…
Bạn có thể đến ngay một trung tâm sửa chữa điện thoại uy tín để kiểm tra bất cứ tình trạng nào xuất hiện trên máy để đảm bảo.
Hoặc bạn đến ngay Viettopcare để kiểm tra, sửa lỗi nhanh chóng với đội ngũ có tay nghề cao cùng những ưu đãi hấp dẫn