OnePlus 7 Pro và Samsung Galaxy S10+: Ai là kẻ chiến thắng?
Mẫu điện thoại mới nhất của OnePlus – OnePlus 7 Pro là một bước đi tham vọng của hãng. Máy có hệ thống nhận diện vân tay trong màn hình nâng cấp, camera trước bật lên, màn hình cong với tỷ lệ màn hình tối đa, và hơn hết, giá của nó thấp hơn nhiều so với các đối thủ tương tự. Nhưng liệu OnePlus 7 Pro có tốt như lời đồn, hay thật ra, nó cũng chỉ là một sản phẩm có chất lượng tương ứng với giá tiền?
Vậy thì, để đánh giá, chúng ta hãy cùng đặt OnePlus 7 Pro lên bàn cân cùng một trong những flagship mạnh nhất hiện nay – Samsung Galaxy S10+.
THIẾT KẾ VÀ HIỂN THỊ
Thoạt đầu, OnePlus chú trọng về mặt hiệu năng hơn nên không tập trung lắm cho thiết kế của mình. Mặc dù vậy, kể từ OnePlus 3, công ty đã bắt đầu thay đổi chiến lược và tạo ra những mẫu smartphone ngày càng đẹp và trông cao cấp hơn và sau hơn ba năm, OnePlus 7 Pro ra mắt là minh chứng cho những nỗ lực của hãng. Máy có các viền cực kỳ mỏng, không có bất cứ vết cắt nào trên màn hình, thay vào đó, camera hoạt động theo nguyên tắc “thò thụt”. Tiếp theo, đây cũng là chiếc máy đầu tiên của OnePlus sử dụng màn hình cong giống như Samsung Edge.
Máy cũng còn tồn tại một số khuyết điểm. Máy có thiết kế mặt sau bằng kính hiện đại, nhưng nó lại không có sạc không dây. Tiếp theo, nó cũng có kích thước khá lớn và trọng lượng nặng, cũng là một điều khá lạ so với xu hướng hiện nay. Nó cũng có màn hình cong rất rõ, và điều này có thể sẽ làm phật ý những ai vốn không thích màn hình cong.
Trong khi đó, Samsung Galaxy S10+ vẫn giữ lại thiết kế có từ thời S6: hai mặt máy được làm bằng kính, khung kim loại cùng màn hình cong. Mặc dù vậy, sau khi nhận ra rất nhiều người không thích thiết kế màn hình cong, Samsung đã giảm bớt độ cong để phù hợp với nhiều người hơn.
Nói cách khác, S10+ có thiết kế phẳng hơn, nhỏ hơn một chút và nhất là nhẹ hơn đáng kể so với OnePlus 7 Pro, do đó, nó dễ dàng cầm nắm và sử dụng hơn.
Dĩ nhiên, vị trí camera selfie của S10+ vẫn không thực sự tuyệt vời – màn hình bị khoét một lỗ nhỏ, không như camera bật của 7 Pro. Tuy nhiên, S10+ vẫn giữ lại một chi tiết khá quan trọng – jack cắm tai nghe – trong khi 7 Pro đã mạnh dạn loại bỏ nó.
ONEPLUS 7 PRO | SAMSUNG GALAXY S10+ |
Kích thước | |
6.4 x 2.99 x 0.35 inches
162.6 x 76 x 8.8 mm |
6.2 x 2.92 x 0.31 inches
157.6 x 74.1 x 7.8 mm |
Khối lượng | |
7.27 oz (206 g) | 6.17 oz (175 g) |
Màu sắc màn hình
Công nghệ AMOLED đã tiến được những bước rất xa. Ngày trước, màn hình này đã từng rất bão hoà, rất ấm nhưng ngày nay, màu sắc đã trở nên tự nhiên và dễ nhìn hơn rất nhiều. Samsung cho phép người dùng có thể chọn lựa từ một màn hình rực rỡ (chế độ Vivid) đến một màn hình tự nhiên (Natural). OnePlus cũng trang bị những tính năng này, nhưng người dùng có thể tuỳ biến được sâu hơn trong phần Nâng cao.
>> Xem ngay: Thay màn hình Samsung S10 Plus ở đâu
Thông số Refresh Rate
OnePlus 7 Pro hỗ trợ refresh rate lên đến 90 Hz, cho phép bất kỳ chuyển động nào cũng sẽ có hiệu ứng Soap Opera với chuyển động mượt mà. Nó đặc biệt phát huy tác dụng khi cuộn các khối văn bản hay hình ảnh – không có chi tiết nào bị làm mờ hay cắt xén, bạn có thể tận hưởng tất cả nội dung.
Lúc này, OnePlus là hãng duy nhất có hỗ trợ 90 Hz, và tính năng này có thể sẽ dần trở nên phổ biến trong tương lai, còn trong hiện tại, nó cũng không quá quan trọng.
Nhìn chung, cả hai màn hình của hai máy đều xuất sắc: sắc nét, chính xác và đẹp mắt. Bạn sẽ không có bất cứ lời phàn nàn nào đối với hai màn hình này.
Màn hình và chất lượng hiển thị
Đánh giá màn hình
ĐỘ SÁNG TỐI ĐA
(càng cao càng tốt) |
ĐỘ SÁNG TỐI THIỂU (nit)
(càng thấp càng tốt) |
ĐỘ TƯƠNG PHẢN
(càng cao càng tốt) |
NHIỆT ĐỘ MÀU
(Kelvin) |
GAMMA | DELTA E RGBCMY
(càng thấp càng tốt) |
DELTA E GRAYSCALE
(càng thấp càng tốt) |
|
OnePlus 7 Pro | 400
(Tốt) |
1.9
(Xuất sắc) |
Không đo được
(Xuất sắc) |
6613
(Xuất sắc) |
2.21 | 2.42
(Tốt) |
6.04
(Trung bình) |
Samsung Galaxy S10+ | 753
(Xuất sắc) |
0
(Xuất sắc) |
Không đo được
(Xuất sắc) |
6632
(Xuất sắc) |
1.99 | 3.26
(Tốt) |
7.12
(Trung bình) |
Đồ thị màu
Gam màu
Biểu đồ gam màu CIE 1931 xy đại diện cho tập hợp (khu vực) màu sắc mà màn hình có thể tái tạo, với không gian màu sRGB (hình tam giác được tô sáng) làm tham chiếu. Biểu đồ cũng cung cấp hình ảnh trực quan về độ chính xác màu của màn hình. Các hình vuông nhỏ trên các ranh giới của tam giác là các điểm tham chiếu cho các màu khác nhau, trong khi các chấm nhỏ là các phép đo thực tế. Lý tưởng nhất, mỗi dấu chấm nên được đặt trên đỉnh của hình vuông tương ứng. Các giá trị ‘x: CIE31’ và ‘y: CIE31’ trong bảng bên dưới biểu đồ cho biết vị trí của mỗi phép đo trên biểu đồ. ‘Y’ hiển thị độ chói (tính bằng nits) của từng màu được đo, trong khi ‘Target Y’ là mức độ chói mong muốn cho màu đó. Cuối cùng, ‘ΔE 2000’ ‘là giá trị Delta E của màu đo được. Giá trị Delta E dưới 2 là lý tưởng.
Các phép đo này được thực hiện bằng phần mềm hiệu chuẩn Calman của SpectraCal.
OnePlus 7 Pro
Samsung Galaxy S10+
Độ hiển thị chính xác của màu
Biểu đồ độ chính xác của màu thể hiện mức độ gần màu của màn hình với các giá trị tham chiếu. Dòng đầu tiên là các màu được đo (thực tế), trong khi dòng thứ hai là các màu tham chiếu (chuẩn). Màu sắc thực tế càng gần với mục tiêu thì càng tốt.
Các phép đo này được thực hiện bằng phần mềm hiệu chuẩn Calman của SpectraCal.
OnePlus 7 Pro
Samsung Galaxy S10+
Độ hiển thị chính xác của grayscale
Độ hiển thị chính xác của grayscale cho biết cân bằng trắng của màn hình (cân bằng giữa đỏ, lục và lam) qua các mức độ khác nhau của màu xám (từ tối đến sáng). Màu sắc thực tế càng gần với màu mục tiêu thì càng tốt.
Các phép đo này được thực hiện bằng phần mềm hiệu chuẩn Calman của SpectraCal.
OnePlus 7 Pro
Samsung Galaxy S10+
GIAO DIỆN VÀ TÍNH NĂNG
OnePlus từng được biết đến với việc giữ giao diện của mình càng giống với Android càng tốt, mặc dù vậy, việc có thêm một tính năng mới cũng không phải là một vấn đề lớn, nhất là khi những tính năng này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Ngày nay, giao diện tuỳ biến mà OnePlus dành cho thị trường nước ngoài gọi là Oxygen OS, và những tính năng được thêm vào thật sự hữu ích chứ không phải là mánh quảng cáo.
Có rất nhiều tiện ích hiển thị trong máy, như bộ lọc ánh sáng xanh và chế độ đọc (tối ưu cho việc đọc sách điện tử), công cụ cải tiến video giúp tăng độ tương phản và màu sắc khi xem video và dark theme. OnePlus cũng có tính năng hiển thị Ambient từ Android – bạn không nhận được thông báo ngay tức khắc, nhưng nó sẽ hiển thị nếu bạn chạm vào màn hình hoặc chỉ cần nhấc điện thoại lên. Ngoài ra, bạn có thể giữ điện thoại luôn ở màn hình dọc, kể cả khi bạn xoay ngang, một nút “Xoay theo ngữ cảnh” nhỏ sẽ xuất hiện ở góc. Điều này cho phép bạn tránh bị xoay màn hình lung tung khi dùng, nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng xoay ngang nếu muốn.
Phần tiện ích có nhiều thứ hay ho hơn, như chế độ chơi trò chơi, trình cài đặt ứng dụng song song (ví dụ: sử dụng hai ứng dụng Facebook), khóa ứng dụng và bộ OnePlus Labs cho phép bạn kiểm tra các tính năng mới trước khi chúng trở thành một phần của hệ điều hành.
Nếu bạn đã quen thuộc với smartphone Samsung, bạn có thể nhận thấy rất nhiều tính năng đã được…lấy cảm hứng từ những gì Samsung One UI đã làm. Galaxy S10+ cũng có một bộ ứng dụng màn hình, dù không có chế độ đọc sách đó. Tính năngAlways On Display sẽ hiển thị cho các thông báo ngay lập tức, giúp bạn nhận thông báo mà không cần phải chạm vào thiết bị, nhưng nó cũng có thể được chỉnh thành “chỉ hiện nếu chạm vào thiết bị”. Màn hình xoay theo ngữ cảnh đã xuất hiện trên Galaxy S9 trước khi nó xuất hiện trên OnePlus và Sammy cũng có Trung tâm trò chơi, Ứng dụng kép cùng khóa ứng dụng. Samsung cũng tận dụng màn hình cong bằng cách cho phép người dùng vuốt ngón tay từ đường cong vào giữa màn hình để mở Edge Panel. Bạn có thể đặt các ứng dụng yêu thích cùng một số tính năng độc đáo khác. Công bằng mà nói, nó như một ngăn kéo ứng dụng – bạn có thể trải nghiệm rất nhiều ứng dụng trên Play Store một cách nhanh chóng.
OnePlus cho phép người dùng toàn quyền lựa chọn loại điều hướng – cổ điển, Android Pie hay bộ điều hướng cử chỉ giống iOS. Nó cũng hỗ trợ cử chỉ khi màn hình tắt, ví dụ như bạn có thể vẽ biểu tượng trên màn hình trong khi điện thoại đang tắt để mở nhạc hoặc khởi động một số tính năng cụ thể.
Ở phần này Samsung lại có một chút hạn chế – bạn chỉ có thể sử dụng navbar hoặc phiên bản điều khiển cử chỉ của Samsung (vuốt lên từ các phần khác nhau ở cạnh dưới để kích hoạt “back”, “home”, và “recents”)
Có lẽ một trong những tính năng tốt nhất của OnePlus 7 Pro nằm ở nút mute vật lý. Cho đến hiện tại, tôi vẫn rất băn khoăn không hiểu tại sao một tính năng tiện lợi như vậy lại không được các nhà sản xuất khác quan tâm. Nút trượt OnePlus One có 3 chế độ – im lặng, chỉ rung và đổ chuông. Sẽ rất thuận tiện khi sử dụng – dễ dàng chuyển máy sang chế độ trong trong văn phòng và bật âm thanh khi tan sở.
Không thể không nhắc đến động cơ haptic mới trong OnePlus 7 Pro – đây là một trong những phản hồi rung tốt nhất có thể có trên thiết bị Android. Có lẽ chỉ có Google Pixel 3 mới là đối thủ của 7 Pro vào thời điểm này.
Như thường lệ, Samsung vẫn duy trì một số âm thanh quen thuộc như “bell” và “whisper”. Device Care cho phép bạn tối ưu thời lượng pin, dung lượng lưu trữ và sử dụng bộ nhớ chỉ bằng một cú chạm đơn giản. Máy được bảo vệ trước phần mềm độc hại bằng McA McAee, bao gồm một bộ tính năng đặc biệt có thể giám sát các hoạt động đáng ngờ khi bạn kết nối với Wi-Fi công cộng và không được bảo vệ. Bảng điều khiển SmartThings cho phép bạn dễ dàng kết nối và đồng bộ hóa với… những thứ thông minh xung quanh có trong hệ sinh thái của gia đình bạn một cách dễ dàng. Bạn sẽ nhận được 15GB dung lượng Samsung Cloud để sao lưu nội dung – từ mật khẩu, hình ảnh đến các gợi ý từ có trong bàn phím.
Trên hết, Samsung trang bị tính năng Bixby Routines mới trên Galaxy S10 +, và chúng tôi cảm nhận được rất nhiều tiềm năng từ điều này mặc dù nó vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai. Ví dụ: Như phần trên đã đề cập, chúng tôi đánh giá cao thanh trượt âm thanh OnePlus vì nó cho phép chúng tôi dễ dàng tắt tiếng điện thoại khi cần. Với Bixby Routines, bạn có thể thiết lập tự động tắt tiếng khi bạn đang ở nơi làm việc, đi ngủ,… Tóm lại, trợ lý Bixby tốt, nhưng khó có thể nói rằng nó thật sự đạt đến hai chữ xuất sắc.
Như vậy, OnePlus 7 Pro mang lại cảm giác là một thiết bị rất mạnh mẽ, nhanh, thú vị khi sử dụng và không thiếu bất kỳ tính năng chính nào. Galaxy S10 + cũng vậy, nhưng có một vài tính năng mới được thêm vào, tạo cảm giác sản phẩm mang hướng dịch vụ, là một phần của hệ sinh thái lớn hơn.
HIỆU SUẤT VÀ BỘ NHỚ
Cả hai thiết bị này đều sử dụng chip Qualcomm nhanh nhất hiện nay – Snapdragon 855, tốc độ 2,84 GHz trong OnePlus 7 Pro và 2,8GHz trong Galaxy S10 +. Về RAM, OnePlus 7 Pro có các biến thể với 6 GB, 8 GB và 12GB, trong khi Galaxy S10 + bắt đầu ở mức 8GB và tăng lên 12GB trên các mẫu cao cấp.
Vì vậy, về hiệu suất, cả hai thiết bị đều rất vượt tội. Chúng tôi không gặp khó khăn gì khi chơi bất kỳ trò nào, kể cả những trò mới nhất trên Play Store.
Khi nói đến lưu trữ, OnePlus 7 Pro bắt đầu với 128GB và cao nhất là 256 GB. Samsung vượt lên dẫn đầu với ba biến thể – 128GB, 512GB và 1TB. Đợi đã, đó không phải là tất cả – Galaxy S10 + vẫn chấp nhận thẻ nhớ microSD để mở rộng khả năng lưu trữ, trong khi OnePlus 7 Pro thì không.
Chắc chắn rằng bạn cũng sẽ thấy hơi quá mức cần thiết, và giờ hãy đề cập đến giá cả. Dung lượng lưu trữ 256GB, RAM 12GB của OnePlus 7 Pro có giá 750 USD. Dung lượng 1TB, RAM 12GB Galaxy S10 + có giá bán gấp đôi – $ 1.500.
AnTuTu (càng cao càng tốt)
AnTuTu là một ứng dụng điểm chuẩn di động toàn diện, đa lớp, đánh giá các khía cạnh khác nhau của thiết bị, bao gồm CPU, GPU, RAM, I / O và hiệu suất UX. Điểm cao hơn có nghĩa là một tổng thể thiết bị nhanh hơn.
JetStream (càng cao càng tốt)
GFXBend Car Chase on – screen (càng cao càng tốt)
GFXBend Car Manhattan 3.1 on – screen (càng cao càng tốt)
Nếu thành phần T-Rex HD của GFXBench là cần thiết, thì thử nghiệm Manhattan là vô cùng phù hợp. Đây là một thử nghiệm tập trung vào GPU mô phỏng môi trường chơi game cực kỳ với GPU được đẩy lên mức tối đa. Kết quả đạt được được đo bằng khung hình mỗi giây, với nhiều khung hình sẽ tốt hơn.
Geekbench 4 single – core (càng cao càng tốt)
Geekbench 4 multi- core (càng cao càng tốt)
CAMERA
Camera của smartphone ngày càng được nâng cấp để đuổi kịp một máy ảnh chuyên nghiệp. OnePlus hiểu điều đó và đã tiếp tục cải tiến máy ảnh trong nhiều năm qua bên cạnh thử nghiệm những thứ mới. OnePlus 7 Pro trang bị camera sau chính 48 MP và hai camera phụ – camera tele 8 MP zoom quang học và chân dung cùng camera góc siêu rộng 16 MP. Camera trước có độ phân giải 16 MP.
Galaxy S10+ có camera chính 12 MP, camera tele 12 MP và góc siêu rộng 16 MP. Đối với camera trước, đây là flagship đầu tiên của Samsung sở hữu bộ camera selfie kép, gồm một camera chính 10 MP và một camera phụ. Bạn không thực sự có thể sử dụng được camera phụ, vì nó chủ yếu chỉ hỗ trợ đo độ sâu.
Vì vậy, theo lý thuyết, cả hai máy đều có camera chất lượng, đặc biệt OnePlus 7 Pro có zoom quang học 3x thay vì 2x như bình thường. Mặc dù vậy, cả hai máy cũng còn một số nhược điểm kỳ lạ.
Ví dụ, chế độ “Live Focus” của Samsung không sử dụng camera tele, thay vào đó, nó sử dụng ống kính góc rộng. Vì vậy, việc có được những bức chân dung cận cảnh này với hiệu ứng bokeh ở phía sau là điều không nên làm với Galaxy S10 + – khuôn mặt trong ảnh sẽ bị biến dạng như mũi lớn hoặc hiệu ứng đầu chuối. Tốt hơn hết là bạn nên lùi lại và chụp ảnh ở khoảng cách xa, sau đó chỉnh sửa một cách thích hợp.
Mặt khác, OnePlus 7 Pro không cho phép bạn sử dụng ống kính siêu rộng cho video. Đó là một nhược điểm… kỳ lạ, vì ống kính góc siêu rộng cho bạn rất nhiều sự tự do khi quay video.
Về tính năng, ứng dụng Camera của Samsung có AR Emoji, Trình tối ưu hóa cảnh (camera tự động trên steroid), Super Slow-mo, chế độ Siêu ổn định cho video, hỗ trợ định dạng HEVC cùng một số tính năng thông thường khác. OnePlus 7 Pro cũng có tất cả các tính năng cần thiết, với chế độ HDR tự động, Chế độ ban đêm và Chế độ chân dung tốt hơn.
Chất lượng ảnh chụp
Cả hai điện thoại này đều cho ra ảnh có chất lượng tốt, nhưng mỗi máy lại có một phong cách khác nhau. OnePlus 7 Pro mềm mại về các chi tiết, hình ảnh trông tự nhiên hơn, nhưng một số đặc điểm có thể bị mất. Mặt khác, Galaxy S10 + luôn làm sắc nét các chi tiết, trông ấn tượng lúc đầu, nhưng đôi khi có thể làm bức ảnh trông thiếu tự nhiên.
Chế độ HDR của OnePlus không thực sự nổi bật. Trong một số bức ảnh, phần sáng của vật lại quá sáng, trong khi phần tối và bóng phản chiếu lại mất đi độ tối. HDR của Samsung sắc nét hơn một chút, mặc dù vậy, trong một số trường hợp, ảnh chụp trở nên quá sắc nét và trông không thật.
Cả hai đều có những khuyết điểm về độ chính xác màu – đôi khi OnePlus hơi quá ấm, lần khác, S10+ làm cho màu xanh lục trông quá bão hòa hoặc làm cho toàn bộ hình ảnh ngả xanh khá kỳ lạ.
Khi chụp ban đêm, Galaxy S10+ chiếm ưu thế trong hầu hết các trường hợp,còn khi chụp chân dung, OnePlus 7 Pro chiến thắng bằng cách sử dụng ống kính phù hợp và áp dụng một số nhận diện ấn tượng cho hiệu ứng bokeh.
Trong selfie, Samsung có lợi thế hơn một chút. Galaxy S10+ luôn mang đến cho chúng ta những bức ảnh selfie chi tiết và sắc nét. Một số ảnh selfie của OnePlus 7 Pro có vẻ hơi buồn tẻ hoặc hơi quá sống độn. Tuy nhiên, cả hai chiếc điện thoại đều tuyệt vời.
OnePlus 7 Pro
Samsung Galaxy S10+
Chụp ảnh thông thường (càng thấp càng tốt):
Thời gian cần thiết để khởi động ứng dụng máy ảnh, lấy nét, chụp ảnh và lưu.
Chụp ảnh HDR (càng thấp càng tốt)
Thời gian cần thiết để khởi động ứng dụng máy ảnh, lấy nét, chụp ảnh và lưu với chế độ HDR.
Chất lượng video
Khi quay video, kết quả từ hai máy tương tự nhau. OnePlus 7 Pro gặp một chút rắc rối với các cảnh quá rực rỡ và video có vẻ hơi tối, vì nó giảm độ phơi sáng để không làm cháy bất kỳ điểm nào. Màu sắc hơi xỉn, dù vẫn chính xác. Lấy nét tự động liên tục phản ứng khá nhanh và chính xác.
Galaxy S10+, mặt khác, đã làm rất tốt với các cảnh động, có thể giữ chi tiết nổi bật mà không làm tối quá nhiều bóng. Màu sắc của nó rất sống động, đôi khi là hơi quá, nhưng trong hầu hết trường hợp, nó mang lại kết quả khiến chúng tôi hài lòng. Lấy nét tự động cực kỳ nhanh – trên thực tế, một số người có thể không thích nó vì nghĩ rằng nếu như một thứ bất kỳ lọt vào trong khung hình, nó sẽ ngay lập tức lấy nét vật đó. Điều đó không đúng. S10+ chỉ lấy nét những vật ở gần ống kính và chỉ tập trung vào những vật đó.
Về mặt âm thanh, âm thanh từ clip của Samsung nghe có vẻ hơi nhỏ hơn – các bản thu rất rõ ràng, nhưng âm trung và âm cao lại không rõ ràng lắm. OnePlus 7 Pro, ngược lại, có âm trung và cao khá rõ nét. Bên cạnh, chúng tôi cũng thích âm thanh tắt clip OnePlus hơn một chút.
MEDIA
Cả hai điện thoại này đều có màn hình lớn, sắc nét, cho phép bạn thưởng thức video, hình ảnh và trò chơi một cách hoàn hảo nhất. OnePlus 7 Pro không có bất kỳ dạng notch nào, nhưng các đường cong màn hình của nó sẽ làm biến dạng một số nội dung ở các cạnh. Đó cũng là một trong những lý do mà màn hình cong của Samsung bị nhiều người ghét, và Samsung đã ghi nhận bằng cách làm màn hình bớt cong hơn.
Cả OnePlus 7 Pro và Galaxy S10+ đều được trang bị loa âm thanh nổi trong combo tai nghe + cạnh đáy, đây cũng là thiết kế phổ biến nhất gần đây. OnePlus nghe có vẻ trầm và có chút bị bóp nghẹt, trong khi Galaxy S10 + nghe có vẻ hơi to và rõ hơn, nhưng đôi khi lại hơi chát.
Điều đáng nói là Galaxy S10+ vẫn có giắc cắm tai nghe, còn nếu bạn muốn nghe nhạc thoải như trong OnePlus 7 Pro – hãy sắm một cặp Samsung Buds.
THỜI LƯỢNG PIN
Thân máy khổng lồ OnePlus 7 Pro cho phép nó chứa pin lên đến 4.000 mAh, và mặc dù chúng tôi vẫn cảm thấy cần phải sạc pin mỗi ngày, chúng tôi không cảm thấy bị áp lực bởi tỷ lệ phần trăm xuống thấp thường xuyên. Ngoài ra, Warp Charge có thể giúp sạc 60% pin chỉ trong 30 phút.
Galaxy S10 + có pin 4.100 mAh, nhưng bởi vì các tính năng bổ sung, pin S10+ có thời lượng sử dụng ít hơn một chút so với OnePlus. Một lần nữa, chúng tôi không cảm thấy phiền hà hay áp lực, nhưng nếu các điện thoại được đặt cạnh nhau, OnePlus 7 Pro sẽ chiến thắng. Galaxy S10+ cũng có tính năng sạc nhanh, nhưng tốc độ không nhanh như Warp Charge. Mặc dù vậy, nó vẫn có thể giúp bạn sạc được một lượng kha khá trong thời gian nghỉ trưa.
Thời lượng pin (càng cao càng tốt)
Chúng tôi đo thời lượng pin bằng cách chạy một tập lệnh web tùy chỉnh được thiết kế để tái tạo mức tiêu thụ năng lượng của việc sử dụng thực tế điển hình. Tất cả các thiết bị trải qua thử nghiệm đều có màn hình được đặt ở độ sáng 200 nit.
Thời gian sạc (càng thấp càng tốt)
KẾT LUẬN
Cả hai chiếc điện thoại đều thực sự tuyệt vời. Thoạt nhìn, OnePlus 7 Pro có vẻ tốt hơn vì nó có giá khởi điểm rẻ hơn 300 USD so với giá niêm yết thấp nhất cho Galaxy S10+. Tuy nhiên, nếu để ý đến những ưu đãi của các cửa hàng lớn hoặc các trang thương mại điện tử, người mua có thể mua được một chiếc Galaxy S10+ với giá thấp hơn khoảng 200 USD.
Và nếu xem xét về mặt tính năng, hai chiếc máy này là tương đương nhau. Galaxy S10+ có camera tốt hơn một chút và có nhiều tính năng phần mềm hơn, nhưng OnePlus 7 Pro bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết và là một điện thoại cực kỳ thú vị để sử dụng.
Cuối cùng, bạn nên cân nhắc đến kích thước và trọng lượng của OnePlus, vì nó chắc chắn là chiếc điện thoại dễ rơi hơn. Nếu điều đó không quá quan trọng đối với bạn, bạn hoàn toàn có thể chọn OnePlus.
Nếu bạn muốn nằm trong một hệ sinh thái, với thiết bị đeo, VR, máy ảnh 360 độ và thiết bị gia dụng thông minh, bạn nên chọn Galaxy S10 + vì Samsung vẫn luôn quan tâm và cải thiện không gian thông minh.
OnePlus 7 Pro
Ưu điểm
- Không có notch, camera selfie thú vị
- Màn hình 90 Hz gây nghiện
- Nút chỉnh trạng thái chuông vật lý
- Máy ảnh tele 3x
- Rất giá trị so với mức giá
Samsung Galaxy S10 +
Ưu điểm
- Nhẹ và dễ cầm hơn
- Giắc cắm tai nghe
- Hiệu suất máy ảnh tốt hơn một chút
- Các chế độ máy ảnh bổ sung, bao gồm Super Steady stabilization
- Vô số các tính năng bổ sung như SmartThings, Bixby Routines